Thành tựu Edward_III_của_Anh

Pháp luật

Đồng vàng 25 vu mang hình Edward III, York Museums Trust

Những năm giữa triều Edward là một thời kì với những chính sách lập pháp quan trọng. Có lẽ điều luật nổi bật nhất là Quy chế về người làm công 1351, nhằm giải quyết vấn đề thiếu lap động gây ra bởi Cái chết Đen. Quy chế này đã quy định về mức lương của người lao động và kiểm soát tình trạng di tán giữa các lãnh địa của những người nông dân bằng việc các lãnh chúa đã có những tuyên bố đầu tiên về các quyền lợi dành cho họ. Mặc dù đã có những nỗ lực để duy trì quy chế, cuối cùng nó vẫn thất bại do sự cạnh tranh lao động giữa các chủ đất.[76] Luật này được miêu tả như một nỗ lực "lập ra luật chống lại quy luật cung cầu", chính điều này khiến cho nó cuối cùng thất bại.[77] Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động khiến đã dẫn đến những tranh chấp về quyền lợi giữa các chủ đất nhỏ ở Hạ viên và các chủ đất lớn ở Thượng viện. Những biện pháp này cũng làm những người nông dân nổi giận, dẫn đến Khởi nghĩa Nông dân năm 1381.[78]

Triều đại của Edward III cũng trùng với giai đoạn được gọi là Babylonian Captivity, tức thời kì mà các vị giáo hoàng ở Rome đều xuất thân từ đất Avignon. Trong những năm chiến tranh với Pháp, phe đối lập ở Anh chống lại việc giáo hoàng có xuất thân là thần dân của Pháp.[79] Việc đánh thuế giáo hoàng trong Giáo hội Anh bị coi là tài trợ cho kẻ thù quốc gia, trong khi theo các điều lệ – Giáo hoàng cung cấp lợi ích cho giáo sĩ - gây oán giận trong dân Anh. Các Đạo luật Provisors (1350) và Praemunire (1353), đã sửa đổi những điều luật trên, cũng như hạn chế quyền lực của Giáo hoàng đối với người Anh.[80] Các luật này không làm cắt đứt mối ràng buộc lẫn nhau giữa Quốc vương và Giáo hoàng.[81]

Những luật quan trọng khác được lập ra trong thời kì này là Đạo luật Phản quốc 1351. Chính sự đồng nhất ý kiến trong triều đình đã cho phép một sự đồng thuận về định nghĩa của tội ác gây tranh cãi này.[82] Tuy nhiên, cải cách pháp lý quan trọng nhất có lẽ là liên quan đến các Thẩm phán của Hòa bình. Tổ chức đã có từ trước thời của Edward III nhưng, đến năm 1350, các thẩm phán đã được ban cho quyền lực không chỉ để điều tra và bắt giữ tội phạm, mà còn có quyền xét xử, kể cả trường hợp trọng tội.[83] Với sự kiện này, một chế độ quản lý trật tự địa phương lâu dài đã được lập ra.[84]

Nghị viện và hệ thống thuế

Đồng 50 groat có hình chân dung Vua Edward III, York mint

Nghị viện là một tổ chức đã được thành lập trước thời Edward III, nhưng những năm tại vị của ông mới là thời kì mà nó phát triển mạnh.[85] Thời kì nàu, các thành viên trong Hội đồng Nam tước, trước đây là một tổ chức không rõ ràng, đã được giới hạn lại chỉ còn bao gồm những người được triệu tập đến Nghị viện với tư cách cá nhân.[86] Điều này diễn ra vì Nghị viện đã phát triển thành cơ chế Lưỡng viện, gồm Viện Quý tộc (Thượng viện) và Viện Thứ dân (Hạ viện).[87] Tuy không thể là Thượng, nhưng ở Hạ viện những thay đổi lớn đã diễn ra, bao gồm cả sự mở rộng quyền hành của Hạ viện. Dẫn chứng là Nghị viện Tốt, nơi là Hạ viện lần đầu tiên – mặc dù được sự ủng hộ của các quý tộc – đã đẩy mạnh một cuộc khủng hoảng chánh trị.[88] Trong quá trình này, tất cả thủ tục luận tội và chức danh Người Phát ngôn được tạo ra.[89] Mặc dù những lợi thế chánh trị này chỉ là trong thời gian nhất thời, Nghị viện này cũng đại diện cho một cột mốc trong lịch sử chánh trị Anh.

Ảnh hưởng chánh trị của Hạ viện thời nguyên khởi là quyền đánh thuế của họ.[90] Nhu cầu tài chánh cho Chiến tranh Trăm năm là rất lớn, nên nhà vua và các quan đầu triều đã cố gắng dùng các viện pháp khác nhau để có tiền. Nhà vua có thu nhập ổn định từ đất hoàng gia, và cũng có thể vay được các khoản vay từ những nhà tài chánh ở Ý và trong nước.[91] Để tài trợ cho những chiến dịch quân sự quy mô lớn của Edward III, nhà vua phải nghỉ kế lập ra các loại thuế. Thuế gồm hai hình thức chánh: thuế đặc biệt và thông thường. Khoản đặc biệt là khoản thuế đánh trên tổng giá trị sản phẩm, thường là 1/10 ở thành thị và 1/15 ở nông thôn. Việc này có thể giúp thu được một khoản không nhỏ, nhưng mỗi lần thu thuế phải được Nghị viện chấp thuận, và nhà vua phải chứng minh cho sự cần thiết của nó.[92] Khoản truyền thống là một sự bổ sung cần thiết, một nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy. Một "nghĩa vụ đóng thuế truyền thống" lúc xuất khẩu len đã tồn tại từ 1275. Edward I đã cố gắng giới thiệu các thuế bổ sung về len, nhưng các thuế xấu, hay không đáng tin này, đã sớm bị dẹp bỏ.[93]. Sau đó, từ năm 1336 trở đi, một loạt các kế hoạch nhằm tăng doanh thu hoàng gia từ xuất khẩu len đã được giới thiệu. Sau một số rắc rối và bất mãn ban đầu, cuối cùng nó được đồng luận bởi Pháp lệnh Staple năm 1353 rằng các khoản thuế đặc biệt phải do Quốc hội chuẩn thuận, mặc dù đó đã một quy luật không thành văn từ lâu rồi.[94]

Thông qua việc đánh thuế đều đặn trong những năm ở ngôi của Edward III, Nghị viện – và đặc biệt là Hạ viện – đã giành được những ảnh hưởng chánh trị nhất định. Bởi vì khi một loại thuế nào đó được đưa ra, nhà vua phải chứng minh rằng nó cần thiết, và phải nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Vương quốc rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho Quốc gia.[95] Ngoài việc áp đặt thuế, Nghị viện cũng có thể đề xuất những tấu thỉnh để nói lên những khiếu nại của mình với nhà vua, mà thường là liên quan đến các quan chức hoàng gia.[96] Theo cách đó, hệ thống này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hạ viện và những người mà Hạ viện đại diện cho họ, ngày càng có ý thức hơn về vấn đề chánh trị, và đặt ra nền tảng cho chế độ quân chủ lập hiến của nước Anh về sau.[97]

Tinh thần hiệp sĩ và ý thức dân tộc

Edward III as head of the Order of the Garter, drawing c. 1430–40 in the Bruges Garter BookThe Great Seal of Edward III

Chính sách của Edward III là sự tập trung vào giới đại quý tộc cho mục đích chiến tranh và hành chánh. Trong khi phụ thân ông thường xuyên gây xung đột với nhóm chóp bu trong giới quý tộc thì, Edward III đã thành công trong việc thiết lập tình hữu nghị thân thiết giữa chính ông và các trọng thần.[98] Cả Edward I và Edward II đều tìm cách giới hạn ảnh hưởng của giới quý tộc, dẫn đến việc trong 60 năm này chỉ có một vài dòng khanh đại phu mới được tấn phong.[99] Nhà vua trẻ thì cố gắng đảo ngược chính sách này khi, năm 1337, như để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp xảy đến, ông tấn phong 6 tước bá trong cùng một ngày.[100] Cùng thời điểm đó, Edward lập ra thêm các chức tước mới, đó là tước công dành cho những người thân của hoàng thượng.[101] Hơn thế nữa, Edward đề cao tinh thần hiệp sĩ bằng việc lập ra danh hiệu Hiệp sĩ Garter (garter có nghĩa là vớ, nịt), có thể vào năm 1348. Một kế hoạch năm 1344 nhằm tổ chức một Hội Bàn tròn như của Vua Arthur không bao giờ được thực hiện, nhưng danh hiệu hiệp sĩ mới này được lập ra theo ý tưởng về truyền thuyết bàn tròn này, bằng chứng là dạng hình tròn của garter.[102] Kinh nghiệm chiến tranh của Edward trong chiến dịch Crécy (1346–7) dường như là yếu tố quyết định trong việc ông từ bỏ vụ Bàn Tròn. Người ta lập luận rằng chiến thuật được người Anh sử dụng trong trận chiến tại Crécy năm 1346 không phù hợp với tư tưởng thời Arthur và khiến vụ hội Bàn Tròn Arthur trở thành một vấn đề đối với Edward III, đặc biệt là vào thời điểm lập ra Garter.[103] Không tìm thấy sự tham khảo nào từ vua Arthur và Hội Bàn tròn trong những bản sao Điều lệ Garter thế kỉ XV, nhưng Tiệc Garter năm 1358 liên quan đến Hội Bàn Tròn. Cho nên có một vài sự trùng lập giữa Hội Bàn tròn với Hiệp sĩ Garter.[104] Polydore Vergil kể về nàng Joan xứ Kent trẻ tuổi, Nữ Bá tước Salisbury – bị cáo buộc là người được coi là người tình của nhà vua vào thời điểm đó – vô tình đánh rơi vớ vào một quả banh ở Calais. Vua Edward đáp lại sự nhạo bám của đám đông bằng cách buộc chiếc vớ quanh đùi mình và nói honi soit qui mal y pense – khiến những người nghĩ rằng đó là điều xấu, phải xấu hổ.[105]

Việc mở rộng hàng ngũ quý tộc còn phải được nhìn trong bối cảnh chiến tranh với Pháp, như là một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vừa mới hình thành.[98] Cũng giống như cuộc chiến với Scotland, mối đe dọa xâm lăng từ Pháp đã củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc, và góp phần Anh hóa tầng lớp quý tộc chủ yếu là gốc Anglo-Norman kể từ sau Cuộc chinh phạt của người Norman. Từ thời Edward I, có những tin đồn nổi tiếng rằng người Pháp có kế hoạch xóa số ngôn ngữ của Anh, và cũng như tổ phụ đã làm, Edward III tận dụng tối đa mối lo ngại này của người dân.[106] Kết quả là, địa vị của tiếng Anh ngày càng được củng cố; năm 1362, Quy chế Pleading cho phép tiếng Anh được sử dụng trong triều đình,[107] and the year after, Parliament was for the first time opened in English.[108] Cùng lúc này, ngôn ngữ bản xứ cũng được sử dụng rộng rãi hơn trong nền văn học, thông qua các tác phẩm của William Langland, John Gower và đặc biệt là The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.[109] Tuy nhiên mức độ Anh hóa này chưa đủ lớn. Quy chế 1362 thực tế được viết bằng tiếng Pháp và chưa có hiệu lực ngay lập tức, và Nghị viện cho đến năm 1377 mới dùng tiếng Anh.[110] Danh hiệu Hiệp sĩ Garter, mặc dù là của người Anh lập ra, nhưng cũng được dành tặng cho người nước ngoài chẳng hạn như Jean IV, Quận công xứ Bretagne và Sir Robert of Namur.[111][112] Edward III – một người nói cả hai thứ tiếng – tự coi mình là vua của cả Anh và Pháp, và không thể tỏ ra ưu đãi đặc biệt cho bất kì nước nào so với nước còn lại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Edward_III_của_Anh http://www.fmg.ac/Projects/MedLands/ENGLAND,%20Kin... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.fordham.edu/halsall/seth/ordinance-labo... http://www.fordham.edu/halsall/seth/statute-labour... http://www.fordham.edu/halsall/source/1376goodparl... //dx.doi.org/10.1016%2FS0304-4181(97)00017-1 //dx.doi.org/10.1086%2F385897 //dx.doi.org/10.1093%2FEHR%2FCXII.448.856 //dx.doi.org/10.1093%2Fehr%2FCVIII.CCCCXXIX.842 //dx.doi.org/10.1093%2Fehr%2FXLV.CLXXX.623